Xử lí sự cố nứt bê tông bằng phương pháp củng cố cục bộ và ví dụ thực tế

Bài viết chia sẻ về công tác Xử lí sự cố nứt bê tông bằng phương pháp củng cố cục bộ bao gồm: Phương pháp chèn lấp, phương pháp ứng trước và một vài phương pháp khác. Cùng Xây dựng Phúc Bình An tìm hiểu cụ thể.

1. Phương pháp chèn lấp trong Xử lí sự cố nứt bê tông bằng phương pháp củng cố cục bộ

Công nghệ thi công phương pháp chèn lấp

Dùng đục thép, hoặc choòng, hoặc đĩa cắt mở rộng vết nứt, cuối cùng đục thành rãnh hình chữ V hoặc hình thang. Ép từng lớp và làm phẳng bằng vữa êpôxy,

hoặc polyvinyl chloride (PVC), hoặc bi tum để bịt kín vết nứt. Trong đó rãnh hình chữ V phù họp với sửa chữa các vết nứt thông thường, rãnh hình thang phù hợp với các vết nứt thấm nước; vữa epôxy phù hợp với sửa chữa kết cấu có yêu cầu về cường độ; polyvinyl chloride (PVC) và bị tum chi phù hợp với sửa chữa có yêu cầu chống thấm.

Phương pháp chèn lấp xử lí vết nứt

Phương pháp chèn lấp xử lí vết nứt

1. Vết nứt; 2 Dung dịch vữa epoxy; 3. Vữa cát epoxy; 

4. Vữa xi măng (dầy 2mm); 5. Vữa xi măng cát 1/2;

6. Polyvinyl chloride (PVC), hoặc bị tum;

7. Lớp vữa xi măng cát 1/2,5 hoặc năm lớp cứng chống thấm.

 Ví dụ công trình thực 

- Ví dụ thực tế I: Cọc đúc sẵn của một nhà máy một tầng, do va chạm trong thi công làm cho gần phần chân của cốt sinh ra vết nứt, rộng 0,3-0,5mm. Công trường này sau khi mở rộng khe đã chèn vữa máng cao, ngăn ngừa chất thép bị ăn mòn, sau khi sử dụng tình hình vẫn tốt.
- Ví dụ thực tế II: Tường ngoài của một nhà làm việc ở Nhật Bản là kết cấu bê tông cốt thép đổ tại chỗ, dầy 150mm.

Sửa chữa vết nứt tường

Sau khi nhà hoàn công một năm phát hiện tường ngoài bị nứt, vết nứt tẩng dưới của nhà hình chữ V, tầng trên hình chữ V ngược, mặt phía nam nghiêm trọng hơn mặt phía bắc, phần lớn chiều rộng vết nứt lớn hơn 0,1mm, rộng nhất là 0,5mm, do vết nứt xuyền qua thân tường, vì vậy thấm nuớc khi có mưa. Các cấu kiện dầm cột của công trình này không bị nứt. Nguyên nhân chủ yếu nứt tường ngoài là chênh lệch nhiệt độ và co ngót bê tông.
Do vết nứt không ảnh hưởng đến an toàn và độ bền của kết cấu, do đó chỉ cần xử lí bịt kín để bảo vệ. Do thấm tường ảnh hưởng đến sử dụng và mĩ quan, phải sửa chữa sớm. Xét thấy vết nứt thay đổi theo nhiệt độ môi trường, do đó sau khi chèn vật liệu có tính đàn hồi, lại ép vữa resin.

 

2. Phương pháp ứng suất trước trong Xử lí sự cố nứt bê tông bằng phương pháp củng cố cục bộ

Phương pháp ứng suất trước sửa chữa vết nứt

Phương pháp ứng suất trước sửa chữa vết nứt

1. Vết nứt; 2. Cốt thép ứng suất trước,

Dùng máy khoan lỗ trên cấu kiện, chú ý tránh cốt thép, sau đó luồn bu lông vào (bu lông ứng suất trước), sau khi căng ứng suất trước, vặn chặt ê cu, khiến cho vết nứt giảm đi hoặc khép kín. Nếu điều kiện cho phép, chiều của lỗ nên thẳng góc với chiều của vết nứt, nên tăng ứng suất trước cả hai phía. 

3. Đục bỏ một phần đổ bê tông lại

Đối với các cấu kiện bê tông cốt thép đúc sẵn dài như cọc, dầm, do vận chuyển, xếp đống, lắp đặt không tốt có khi xảy ra sự cố tạo thành vết nứt. Vết nứt loại này có khi dùng phương pháp sửa chữa: sau khi đục bỏ bê tông ở gần vết nứt, rửa sạch, tưới ướt đẫm, đổ bê tông có cường độ cao hơn một cấp, bảo dưỡng đến cường độ quy định. Cấu kiện sau khi sửa chữa vẫn có thể sử dụng trên công trình. Dùng phương pháp này để sửa chữa các cấu kiện đã bị đứt gẫy cần đặc biệt chú ý. Ngoài ra, trước khi sửa chữa phải kiểm tra ứng suất thực tế và tình hình biến dạng của cốt thép. Bê tông dùng sửa chữa nên dùng bê tông trương nở. Công việc sửa chữa cần rất chi tiết cẩn thận, nếu liên kết bê tông mới và cũ không tốt sẽ bị thất bại. Ví dụ thực tế công trình loại này rất nhiều, dưới đây chỉ đưa ra hai ví dụ thực tế.
- Ví dụ thực tế I: một nhà máy dùng cọc bê tông cốt thép đúc sắn dài 24m, kích thước mặt cắt là 400 x 40mm, cường độ bê tông là C28. Do sau khi đúc sẵn toàn cây Cọc, trong vận chuyển và lắp đặt xuất hiện nhiều cây cọc nứt gãy. Trên công trường quyết định đặt một cách chắc chắn các cọc nút gẫy trên mặt đất, phóng tuyến làm phẳng một cách cẩn thận, đảm bảo sai số tuyến trúc và kích thước cọc nhỏ hơn giá trị quy định của quy phạm thi công và nghiệm thu, sau đó đục bỏ bê tông của phần nứt gẫy, tiếp đó hiệu chính, kích thước và tuyến trục của cọc, khi đã phù hợp yêu cầu, tiến hành rửa sạch, tưới tới, đổ bê tông 38 và bảo dưỡng cẩn thận. Cọc gẫy sau khi sửa chữa xử lí vẫn sử dụng được ở công trình và dùng búa hơi 7,5t đóng cọc, đều chìm vào trong đất một cách thuận lợi.
. Ví dụ thực tế II: khẩu độ một phân xưởng là 9m, dùng dầm mỏng bụng, vì cây chống dầm xếp chồng thẳng đứng hỏng nên bị đổ, làm cho dầm xuất hiện 6 vết nứt ngang, chiều rộng vết nứt lớn nhất là 1,2mm. Phương pháp xử lý công trình này dùng là sau khi đọc bỏ một phần vết nứt và bê tông ở bên cạnh, đổ bê tông đá nhỏ trương nở. Dầm mỏng bụng sau khi xử lí vẫn dùng cho công trình, chưa phát hiện có hiện tượng gì khác.
4. Sau khi tăng thêm cốt thép cục bộ, đổ bê tông tiếp

Có cấu kiện đúc sẵn do thi công không cẩn thận sinh ra các vết nứt tương đối rộng, nếu ứng suất cốt thép chịu lực của cấu kiện có khả năng vượt quá cường độ chẩy, cần đục bỏ bê tông ở gần vết nứt, sau khi tăng cốt thép mới, để lại bê tông.
- Ví dụ thực tế I: mái của một phân xưởng dùng dầm mái hình chữ T có khẩu độ 9m, do va chạm trong câu lắp, làm nứt bê tông ở gần móc treo, đục ra kiểm tra, phát hiện cốt thép bị uốn cong, do đó sau khi hàn cốt thép cùng quy cách và lắp đặt cốt đai không kín miệng, đổ lại bằng bê tông đá nhỏ

Sửa chữa vết nứt dầm mái

Sửa chữa vết nứt dầm mái

1. Vết nứt ; 2. Hàn thêm cốt thép ngầm

3. Cốt đai hở; 4. Bê tông đá nhỏ

Cột bê tông cốt thép của một phân xưởng một tầng, sau khi lắp đặt bị va chạm sinh ra nứt, chiều rộng vết nứt 0,6-3,0mm, ứng suất cốt thép ở chỗ nứt đã vượt quá điểm chẩy. công trường này xử lí bằng phương pháp sửa chữa cục bộ: đục bỏ bê tông gần vết nứt tăng cốt thép, qua kiểm nghiệm trong sử dụng, hiệu quả tốt 

Sửa chữa vết nứt cột

Sửa chữa vết nứt cột

1. Vết nứt ;

2. Hàn thêm cốt thép O 16mm ;

3. Đổ lại bê tông

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5. Bọc cục bộ bên ngoài bằng mép hình và thép tấm 

Dầm phụ mái nhà bốn tầng của một phân xưởng ở tỉnh Sơn Tây phát hiện có vết nứt, đặc điểm của nó là vết nứt đều ở trong đoạn mô men dương của dầm; Số lượng vết nứt ít, chiêu rộng lớn, lớn nhất tới 1,2mm, vết nứt chưa kéo dài đến sàn; hai phía vết nứt đã than hoá, trong bê tông có lỗ rỗng. 
Qua phân tích thấy có ba nguyên nhân dẫn đến vết nứt: 
-    Bố trí cốt thép ở vùng mô men dương không đủ; 
-    Bê tông đó có mạch ngừng, đồng thời chưa được xử lí thích đáng; 
-    Dầm mái chịu ảnh hưởng co ngót nhiệt độ tương đối lớn.
Sau khi được cơ quan nghiên cứu khoa học địa phương kiểm tra kĩ thuật, đã dùng các biện pháp xử lý sau:
-    Đục bỏ lớp trát của dầm, mài các góc dưới của dầm thành góc lượn, để thép góc gia cường có thể dính sát được với dầm.
-    Chế tạo giá đỡ bằng thép gia cố cục bộ
-    Mặt trên sàn đổ bê tông đá nhỏ, bề mặt dầm rửa sạch sau khi lắng vữa xi măng.
Xem thêm >>>>> 

Phương pháp xử lí vết nứt và lựa chọn

Nguyên nhân tính chất đặc trưng của vết nứt bê tông

Xử lý sự cố sập đổ cục bộ


Nếu Quý Khách đang có nhu cầu xây nhà hoặc sửa chữa lại nhà

 

Quý khách hãy nhập thông tin bên dưới và gửi cho chúng tôi, đội ngũ Phúc Bình An sẽ mau chóng phản hồi lại trong vòng 24h.

Chúng tôi rất vui lòng khi nhận được thông tin từ quý vị

Lưu ý: Thông tin quý khách cung cấp càng đầy đủ thì chúng tôi càng có cơ sở để đưa ra phương án tối ưu hơn.

VD: Tôi muốn xây nhà hoặc tôi muốn sửa nhà, v.v...


CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG - THƯƠNG MẠI - DỊCH VỤ PHÚC BÌNH AN

Địa chỉ: 30/3 Kp4, P.An Bình, Biên Hòa, Đồng Nai

Hotline:  0913 696981

Email: xaydungphucbinhan@gmail.com

 


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng