Nguyên nhân tính chất đặc trưng của vết nứt bê tông
Nứt bê tông rất phổ biến, sự phá hoại của không ít kết cấu bê tông cốt thép đều bắt đầu từ vết nứt. Do đó phải rất coi trọng việc phân tích và xử lí vết nứt của bê tông. Nhưng cần phải chỉ ra rằng, có một số vết nứt trong bê tông là rất khó tránh. Như, cấu kiện chịu uốn bé tông cốt thép thông thường, với 30-40% tải trọng thiết kế, đã có thể bị nứt; mà ứng suất của cốt thép khi cấu kiện chịu kéo bị nứt chỉ là 1/14-1/10 ứng suất thiết kế của cốt thép.
Ngoài những vết nứt hình thành dưới tác động của tải trọng, phần lớn vết nứt là sự co ngót của bê tông và biến dạng nhiệt độ gây nên. Trên thực tế một số những vết nứt thường gặp, như vết nứt co ngót do nhiệt độ, vết nứt có độ rộng không lớn ở vùng bê tông chịu kéo, thông thường không nguy hiểm đến an toàn của cấu kiện kiến trúc. Do đó, vết nứt của bé lông không phải đều là sự cố, cũng không phải đều cần xử lí.
Xử lý sự cố vết nứt phải bắt đầu từ phân tích và nhận biết nguyên nhân, tính chất, sự nguy hại của vết nứt. Phản rõ ranh giới vết nứt có cần phải xử lí hay không, nắm vững một cách chính xác nguyên tắc xử lí, chọn phương pháp và thời gian xử lí một cách hợp lí, những điều đó đều là mấu chốt của việc xử lý sự cố nứt bê tông.
I. Nguyên nhân nứt
Nguyên nhân vết nứt
Điều cần phải chú ý là, những nguyên nhân trình bầy trong bảng thường có thể trùng lặp. Những nguyên nhân như tải trọng thiết kế, chênh lệch nhiệt độ, bê tông co ngót, nên lún không đều, khuyết tật để lại do chất lượng thi công đều có thể trùng lặp, vì vậy vết nứt hình thành thường tương đối nghiêm trọng.
II. Tính chất, đặc trưng, nhận biết vết nứt
1. Nội dung chủ yếu nhận biết vết nứt.
Nội dung chủ yếu trong vết nứt bê tông
Nhận biết vết nứt chủ yếu bắt đầu từ những mặt sau:
- Vị trí và đặc trưng phân bố vết nứt: vết nứt xảy ra ở tầng thứ mấy của công trình; xuất hiện ở cấu kiện nào (Cột, tường, dằm, sàn); vị trí của vết nứt trên cấu kiện, như ở đầu dâm hoặc giữa nhịp, phần trên hay phần dưới của mặt cắt dầm.
- Chiểu và hình dạng của vết nứt: chiều của vết nứt Ống thường thẳng góc với chiều của ứng suất chính. Do đó phân rõ chiều của vết nứt là rất quan trọng. Chiểu của vết nứt thường gặp có chiều ngang, chiều dọc, xiên, chéo góc và giao nhau. Cần chú ý phân biệt hình dạng của vết nứt, như một đầu rộng, một đầu hẹp, hoặc hai đầu hẹp mà ở giữa rộng. hoặc chiều rộng thay đổi không nhiều.
- Độ rộng vết nứt: là chiều rộng khe có tính đại diện, thẳng góc với chiều của vết nứt, chú ý loại bỏ ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm đối với chiều rộng vết nứt.
- Chiều dài vết nứt: bao gồm chiều dài của mỗi vết nứt; vết nứt có xuyên qua toàn bộ mặt cắt hay không, hay xuyên qua toàn bộ chiều dài cấu kiện: tổng chiều dài vết nứt của cấu kiện nào đó hoặc công trình nào đó, chiều dài vết nứt của một đơn vị diện tích. Trong đó, tỉ lệ giữa chiều dài của mỗi vết nứt với kích thước mặt cắt đối với cấu kiện chịu uốn như dâm; các vết nứt có liền với nhau hay không đối với cấu kiện chịu nén như cột là điều đặc biệt quan trọng.
Chiều sâu của vết nứt: chủ yếu phân biệt vết nứt trên bề mặt, vết nứt của lớp bio vệ, các vết nứt tương đối sâu, thậm chí xuyên suốt.
- Thời gian xảy ra nứt: nó có mối quan hệ nhất định đối với tính chất của vết nứt, do đó cần làm rõ một cách chính xác. Cần chú ý thời gian phát hiện vết nứt không nhi định là thời gian xảy ra nứt.
- Sự phát triển và thay đổi của vết nứt: chỉ những thay đổi về chiều dài, độ rộng, chiều sâu, số lượng vết nứt, đồng thời chú ý mối quan hệ những thay đổi này với nhiệt độ, độ ẩm.
- Các đặc trưng khác: bê tông có bị nứt vỡ, bong dịp không, trong vết nứt có bị rò rỉ nước, tách muối, cáu bẩn không, cốt thép có bị ăn mòn nghiêm trọng không.
2. Những điểm nhận biết chính của vết nứt thường gặp
Những điểm nhận biết của khối nút bê tông
Vết nứt thường gặp nhất là vết nứt nhiệt độ, vết nứt có ngót. Những vết nứt do những nguyên nhân như chất lượng vật liệu kém, cấu tạo thiết kế không hợp lí, công nghệ thi công không thoả đáng gây nên tương đối dễ nhận biết, còn mức độ nguy hại và phương pháp xử lí vết nứt kết cấu chịu lực, co ngót nhiệt độ và biến dạng của nền gây nên khác rất xa nhau. Dưới đây chủ yếu trình bày những điểm chính nhận biết một số loại vết nứt này. Do vết nứt của bé tông khối lớn khác tương đối nhiều so với công trình nhà cửa nói chung, do đó trình bầy riêng thành một mục.
* Vị trí và đặc trưng phân bố của vết nứt
- Vết nứt nhiệt độ: vết nứt tường bê tông của nhà mái bằng do sự chênh lệch nhiệt độ của thời tiết gây nên thường xảy ra ở vị trí dưới mái hoặc gần đó. Hai đầu của công trình dài tương đối nghiêm trọng; các vết nứt của dầm, sàn đo chênh lệch nhiệt độ của thời tiết chủ yêu thường xảy ra ở kết cấu mái; các vết nứt do ảnh hưởng của nhiệt độ cao trong sử dụng sinh ra, thường tương đối nghiêm trọng trên bề mặt gần nguồn nhiệt. Nhận biết đặc trưng vết nứt nhiệt độ do toả nhiệt của xi măng.
- Vết nứt co ngót: vết nứt co ngót thời kì đầu của bê tông chủ yếu xảy ra ở bề mặt bên ngoài. Sau khi bê tông đã đông cứng, vết nứt co ngót tương đối nhiều ở gần phần giữa của kết cấu, ở hai đầu tương đối ít.
- Vết nứt tải trọng: đều xuất hiện ở gần vị trí nơi ứng suất lớn nhất, như các vết nứt đứng phần dưới giữa nhịp dầm, hoặc phần trên gần gối dầm liên tục có thể là do chịu kéo trong cấu kiện uốn gây nên. Vết nứt xiên ở gần gối đỡ hoặc ở gần điểm tải trọng tập trung tác động, rất có thể là do lực cắt và mô men uốn cùng tác động gây nên. Vết nứt xuất hiện ở vùng chịu nén gần nơi có mô men lớn nhất của dầm, rất có thể là do mặt cắt của bê tông quá nhỏ, tỉ lệ bố trí cốt thép quá cao gây nên.
- Vết nứt biến dạng nền: thông thường xuất hiện tương đối nhiều ở phần dưới Công trình, vị trí vết nứt đều ở chỗ độ cong tương đối lớn của đường cong lún. Do tải trọng nền của các nhà xưởng một tầng quá lớn, nền lún không đều, làm nứt rời phần dưới cột và gần phần chân cột trên; nếu cột bên cạnh lún tương đối lớn, cũng có thể kéo nứt cấu kiện mái.
- Vết nứt nhiệt độ: dầm sàn hoặc kết cấu có chiều dài tương đối lớn, chiều của vết nứt nhiệt độ thông thường song song với cạnh ngắn, hình dạng vết nứt thông thường một đầu rộng một đầu hẹp, có khi độ rộng vết nứt thay đổi không lớn. Nứt khối tượng do biến dạng nhiệt độ của mái bằng gây nên, phần lớn là vết nứt xiên, nói chung phía trên rộng phía dưới hẹp, hoặc tương đối rộng ở gần lỗ cửa sổ, dần dần thu hẹp lại.
- Vết nứt co ngót: vết nứt co ngót thời kì đầu hình dạng không có quy luật; chiều của vết nứt sau khi bê tông đóng cứng thông thường thẳng góc với trục của cấu kiện hoặc kết cấu, phần lớn hình dạng của nó là hai đầu nhỏ ở giữa rộng, chiều rộng các vết nứt trong cấu kiện dạng tấm không lớn.
- Vết nứt tải trọng: vết nứt chịu kéo thẳng góc với ứng suất pháp, như chiều vết nứt chịu kéo của dầm chịu uốn thẳng góc với tuyến trục của dầm, một đầu rộng, đầu kia nhỏ; như vết nứt trong thanh chịu kéo thẳng góc với tuyến trục của cấu kiện, độ rộng vết nứt thay đổi không nhiều. Vết nứt cắt ở gần gối, thường dọc theo 45° phát triển lên phía trên vào giữa nhịp. Chiểu vết nứt do chịu nén sinh ra thường song song với chiều của lực nén, phần lớn hình dạng vết nứt là hai đầu nhỏ ở giữa rộng. Vết nứt vặn có hình xoắn ốc xiên, độ rộng vết nứt thông thường thay đổi không lớn. Vết nứt xung lực thường phát triển xiên 45° với chiều xung lực.
- Vết nứt biến dạng nền: chiều của nó thẳng góc với chiều của ứng suất pháp mà biến dạng nên sinh ra, ở trên tường phần lớn là vết nứt xiên, rất ít các vết nứt đúng và vết nứt ngang; ở dầm hoặc sản phần lớn là các vết nứt thẳng góc, cũng có một ít vết nứt xiên; với cột thường gặp là vết nứt ngang, hình dạng của những vết nứt này phần lớn là một đầu rộng một đầu hẹp.
- Vết nứt nhiệt độ: chiều rộng của nó không có trị số xác định, từ vết nứt vài em đến vài mm nếu có, nhưng phần lớn chiểu rằng không lớn, số lượng tương đối nhiều chiều sâu của vết nứt thay đổi tương đối nhiều, có loại ở bề mặt, có loại ở lớp sâu, có loại xuyên qua. Nhân tố quyết định chiều sâu là tính chất và độ lớn của chênh lệch nhiệt độ. Chiều dài vết nứt thay đổi theo sự chênh lệch nhiệt độ và đặc trưng kết cấu.
- Vết nứt co ngót: kích thước vết nứt co ngót thời kì đầu đều không lớn, thông thường số lượng vết nứt co ngót sau khi đông cứng nhiều, chiều rộng không lớn, chiều sâu không sâu, nhưng trong cấu kiện dạng tấm thường gặp những vết nứt co ngót xuyên qua chiều dày tấm, độ lớn của chiều dài vết nứt không bằng nhau, phần lớn chiều dài không lớn.
- Vết nứt tải trọng: kích thước vết nứt xuất hiện trong giai đoạn sử dụng bình thường của bê tông thông thường nói chung đều không lớn, chiều rộng giảm dần từ bề mặt vào bên trong. Nếu kết cấu vượt tải nghiêm trọng hoặc đạt tới trạng thái giới hạn, chiều rộng vết nứt thường tương đối lớn. Nhưng vết nứt mà cấu kiện chịu nén dọc trục sinh ra mặc dù không lớn nhưng có thể là dấu hiệu tới gần trạng thái giới hạn, cần được hết sức chú ý.
- Vết sức nhiệt độ: vết nứt do thời tiết thay đổi gây nên, thường xuất hiện hoặc mở rộng qua mùa hè hoặc sau mùa đông. Dưới ảnh hưởng của nhiệt độ cao trong môi trường sử dụng, nhiệt độ cao của nguồn nhiệt tuy thời gian tác động không dài cũng có thể làm nứt, nhiệt độ nguồn nhiệt không cao lắm, đốt nóng trong thời gian dài cũng có thể làm nứt.
- Vết nứt co ngót: thời kì đầu đều xuất hiện trước khi bê tông đông cứng. Thời gian sinh ra vết nứt co ngót của bê tông sau khi đông cứng có liên quan đến các nhân tố như kích thước cấu kiện, cấu tạo, sự ràng buộc, môi trường, ... có khi sinh ra chỉ sau vài ngày, hoặc mười mấy ngày, nhưng có khi mấy tháng sau mới xuất hiện.
- Vết nứt tải trọng: thông thường xuất hiện khi tải trọng dọt ngột tăng lên, như tháo dỡ ván khuôn kết cấu, lắp đặt thiết bị, kết cấu vượt tải.
- Vết nứt nền biến dạng: phần lớn xuất hiện không lâu sau khi xây nhà xong, có một số ít công trình đã nứt rõ rệt trong khi thi công, nghiêm trọng thậm chí không thể tiếp tục thi công
- Vết nứt nhiệt độ, những vết nứt nhiệt độ do nhiệt độ không khí thay đổi sinh ra, thông thường thay đổi theo sự tăng lên hoặc giảm đi của nhiệt độ không khí. Khi nhiệt độ cao nhất (hoặc thấp nhất), chiều rộng và chiều dài vết nứt lớn nhất, số lượng nhiều nhất, nhưng loại vết nứt này không phát triển xấu đi.
- Vết nứt co ngót: Vì bê tông co ngót hoặc khó đi là dần từng bước, do đó vết nứt co ngót phát triển theo thời gian. Nhưng sau khi bê tông ngập nước hoặc ấm, thể tích nở ra, do đó vết nứt co ngót thay đổi theo độ ẩm của môi trường. Vết nứt tải trọng phát triển theo sự gia tăng và thời gian tác động kéo dài của tải trọng.
- Vết nứt biến dạng nền: thay đổi theo thời gian và sự phát triển của biến dạng nến, kích thước vết nứt tăng lên, số lượng nhiều lên, sau khi nền ổn định, vết nứt không phát triển nữa.
>>>>> Xem thêm:
Xử lý sự cố cường độ độ cứng và tính ổn định của khối xây không đủ
Nếu Quý Khách đang có nhu cầu xây nhà hoặc sửa chữa lại nhà
CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG - THƯƠNG MẠI - DỊCH VỤ PHÚC BÌNH AN
Địa chỉ: 30/3 Kp4, P.An Bình, Biên Hòa, Đồng Nai
Hotline: 0913 696981
Email: xaydungphucbinhan@gmail.com
Xem thêm