Xử Lý Sự Cố Nứt Bê Tông Bằng Phương Pháp Gia Cường Kết Cấu

Các vết nứt bê tông nguy hiểm đến an toàn của kết cấu đều cần phải gia cường kết cấu. Cùng tìm hiểu cách Xử Lý Sự Cố Nứt Bê Tông Bằng Phương Pháp Gia Cường Kết Cấu

I. Vấn đề chung của Xử Lý Sự Cố Nứt Bê Tông Bằng Phương Pháp Gia Cường Kết Cấu

Phương pháp thường dùng là tăng thêm cốt thép, dán tấm thép, tăng mặt cắt bê tông cốt thép, bọc thép bên ngoài, đặt thêm hệ thống gia cường ứng suất trước. Do khi xử lý các loại sự cố chất lượng bê tông cốt thép, thường cần gia cường kết cấu, do đó kĩ thuật gia cường và tính toán thiết kế đã được nêu ở các bài viết trước bạn có thể tìm đọc. Ở đây chỉ giới thiệu vài phương pháp gia cường vết nứt bê tông của cấu kiện kết cấu thường dùng. 

Xử Lý Sự Cố Nứt Bê Tông Bằng Phương Pháp Gia Cường Kết Cấu

Xử Lý Sự Cố Nứt Bê Tông Bằng Phương Pháp Gia Cường Kết Cấu

II. Gia cường vết nứt panel - Xử Lý Sự Cố Nứt Bê Tông Bằng Phương Pháp Gia Cường Kết Cấu

Khi panel bê tông cốt thép phổ thông xuất hiện vết nứt ngang, đồng thời kéo dài về phía vùng chịu nén, thường dùng một trong ba phương thức sau đây để xử lý:

1. Thêm cốt thép vào khe tâm:

Đầu tiên kiểm tra tình hình uốn cong của tâm, nếu uốn cong rõ ràng lớn hơn tấm bên cạnh nên chống đỡ để chỉnh phẳng, sau đó tăng chiều rộng khe tấm đến 50-100mm, bên trong đặt khung cốt thép. Độ lớn mặt cắt cốt thép chủ dựa vào mức độ nghiêm trọng của vết nứt và tình hình chịu lực của sàn để quyết định, thông thường dùng phi 10 - phi 16, chèn khe dùng bê tông đá nhỏ C20.

2. Bố trí cốt thép trong lỗ tròn, tạo thành gia cường sườn:

Dựa vào tình hình hư hỏng của tấm, đục một hoặc vài lỗ tròn, sau khi bố trí khung cốt thép bên trong, đổ bê tông đá nhỏ C20.

3. Đặt cốt thép trong lỗ tròn để gia cường:

Đặt cốt thép trong lỗ tròn, đặt lưới thép trên mặt tấm, đổ bê tông đá nhỏ, tạo thành tấm hình máng đạt yêu cầu gia cường.
Ngoài ba loại phương pháp trình bày ở trên, đối với vết nứt tương đối rộng còn cần bịt kín để bảo vệ. 

Xử Lý Sự Cố Nứt Bê Tông Bằng Phương Pháp Gia Cường Kết Cấu

Xử Lý Sự Cố Nứt Bê Tông Bằng Phương Pháp Gia Cường Kết Cấu

III. Gia cường vết nứt tấm mái cỡ lớn - Xử Lý Sự Cố Nứt Bê Tông Bằng Phương Pháp Gia Cường Kết Cấu

1. Đặt thêm cốt thép ứng suất trước theo chiều đứng

Tấm mái cỡ lớn không có ứng suất trước của một công trình do chất lượng thi công kém và cục bộ mái vượt tải, làm cho phần giữa của sườn chính xuất hiện rất nhiều vết nứt, để đảm bảo an toàn, cần gia cố tăng cường, phương pháp của nó là ở dưới các sườn chính đặt một thanh cốt thép ứng suất trước phi 14.

Các điểm chính gia cố tăng cường là:
1. Lợi dụng dầm cầu trục dùng để sản xuất của xưởng làm sàn thao tác tạm thời
2. Đục bỏ lớp bảo vệ đáy sườn của hai đấu sườn chính tấm mái, dài khoảng 250mm, để cốt thép lộ ra
3. Dựa vào kích thước thực tế bố trí cốt thép phi 14, sau khi nắn thẳng, hàn nối lại mặt với cốt thép chủ của một đầu sườn. Kích thước mối hàn phải xác định qua tính toán. Chiều dài mối hàn mà công trình thường dùng là 200mm, chiều dày mối hàn là 6mm.
4. Móc kẹp kéo căng vào trong nhịp tấm, bu lông trên dầm cố gắng sát với đỉnh tấm.
5. Sau khi kéo căng cốt thép phi 14, hàn chắc đầu kia của cốt thép phi 14 với cốt thép chủ giống như bước 3
6. Vặn chặt ê cu, bu lông móc câu phi 16 dịch xuống dưới, khống chế cốt thép dịch xuống trong khoảng 100mm.

2. Toàn bộ chiếu dài khe tấm bố trí khung cốt thép

Sườn chính và mặt tấm của mái cỡ lớn không có ứng suất trước của một công trình có vết nứt không rộng. Khi sử dụng những tấm này, trong khe của tấm thêm một khung cốt thép, sau đó đổ bê tông đá nhỏ C20.

3. Khe sàn cục bộ bố trí khung cốt thép

Kích thước sườn chính của mái cỡ lớn không có ứng suất trước của một công trình tương đối nhỏ (chủ yếu là tương đối móng), làm cho đầu của sườn chính sinh ra vết nứt xiên tương đối lớn, chiều dài vết nứt là 300mm, chiều rộng vết nứt thông thường là 0,1-0,3mm, rộng nhất là 0.5mm. Ngoài ra, có tấm chiều dài gối đỡ không đủ. Công trình đối với chiều rộng vết nứt lớn hơn 0.20mm, mà chiều dài gối của sàn không đủ, đều tăng thêm một tấm khung cốt thép ở phần đầu của sườn chính, sau đó đổ bê tông đá nhỏ C20.

Xử Lý Sự Cố Nứt Bê Tông Bằng Phương Pháp Gia Cường Kết Cấu

Xử Lý Sự Cố Nứt Bê Tông Bằng Phương Pháp Gia Cường Kết Cấu

IV. Gia cường tấm đổ bê tông tại chỗ - Xử Lý Sự Cố Nứt Bê Tông Bằng Phương Pháp Gia Cường Kết Cấu

1. Gia cường tấm sàn

Bộ phận sàn đổ tại chỗ phía trên gối thường có vết nứt song song với kết cấu gối đỡ, nguyên nhân chủ yếu là cốt thép mô men âm trong sàn dịch xuống phía dưới. Phương pháp gia cố thường sử dụng là sau khi đục xờm mặt sàn và tưới ướt đẫm, đặt lưới cốt thép, đổ bê tông đá nhỏ C20. Khi sử dụng phương pháp gia cố này. cần phải tính toán kiểm tra khả năng chịu tải của kết cấu chống đỡ, ngăn ngừa gây nên sự cố mới. Như sàn đổ tại chỗ của một công trình, do các nguyên nhân như cốt thép mô men âm của sàn sai vị trí, bố trí cốt thép của dầm không dù, cường độ thực tế của bê tông thấp, làm cho dầm, sàn nứt nghiêm trọng, trong đó nứt nhiều ở phần trên gần xung quanh gối sàn đổ tại chỗ, độ võng giữa sàn tới 55mm. Biện pháp gia cương mà công trình này dùng là đổ tại chỗ một lớp bê tông đá nhỏ C18 ở trên mặt tấm sàn, ở gối dày 50mm, đổ phẳng ở giữa nhịp, cốt thép mô men âm ở gối tựa tính toán xác định theo toàn bộ tài trong và cường độ thực tế của bê tông sàn vốn có. Đồng thời, bọc bê tông cốt thép hình chữ U ở ngoài dầm, mặt cắt hình chữ U tính toán theo toàn bộ tải trọng mà chúng gánh chịu.

2. Gia cường tấm sàn ban công

Thường gặp các vết nứt của tấm sàn ban công sát mép tường (đầu cố định), nguyên nhân chủ yếu là cốt thép mô men âm dịch chuyển xuống dưới, chiều dày của đầu cố định tấm sàn ban công không đủ cũng gây ra nứt. Thông thường dùng hai phương pháp xử lý dưới đây:
- Phía trên mặt tấm sàn thêm tấm có sườn loại nhỏ: đầu tiên phía dưới tấm sàn ban công đặt hệ thống chống đỡ có tính bảo vệ, sau đó đục xờm bề mặt ban công, dựa vào tình trạng nứt và độ lớn lệch vị trí của cốt thép chủ trong sàn cũ tính toán cốt thép gia cường cần thiết, dựa vào khoảng cách thiết kế của cốt thép gia cường, đục một rãnh 25 x 25mm trên mặt tấm sàn và đục xuyên khối tường sâu vào tấm chịu tải trong nhà.
Đặt cốt thép gia cường đồng thời buộc cốt thép phân bố phi 6 @ 250, sau khi rửa sạch ẩm sàn ban công và tưới ướt, đổ bê tông đá nhỏ C20, chiều dày lớp mặt là 30mm, vừa đổ vừa đầm vừa lắng phẳng, không làm lớp láng riêng cho sân ban công, đồng thời chèn các lỗ tường đặt cốt thép bổ sung.
- Đổi tấm sàn công xôn thành tấm sàn đơn nếu thấy cốt thép mô men âm của tấm sàn đã chuyển dịch xuống gần đáy sân, có thể thêm dầm ở đầu ngàm, đồng thời dùng thanh kéo xiên bằng thép dẹt và cốt thép kéo neo cố định trên cột cấu tạo, dùng 2 thanh cốt thép phi 12 neo cột cấu tạo với tường.

3. Gia cường tấm ô văng

Thường gặp các vết nứt của tấm ô văng dọc theo tường, nguyên nhân chủ yếu là cốt thép mô men âm chuyển dịch xuống, đối với các tấm chưa bị nứt gãy, có thể dùng phương pháp tăng lớp mặt bê tông đã nhỏ có lưới cốt thép để gia cường. Vấn đề chính là: đầu tiên đục xờm mặt trên, sau khi rửa sạch và tưới ẩm, đặt lưới cốt thép, dọn sạch vữa xi măng, đổ bê tông đá nhỏ C30, dày 30-35mm. Đối với tấm mà phần vươn ra ngắn hơn 0,9m và vết nứt không nghiêm trọng, sau khi đặt cốt thép và dọn sạch vữa xi măng, cũng có thể láng một lớp vữa xi măng cát 1: 2.5 dày 25mm.

Xử Lý Sự Cố Nứt Bê Tông Bằng Phương Pháp Gia Cường Kết Cấu

Xử Lý Sự Cố Nứt Bê Tông Bằng Phương Pháp Gia Cường Kết Cấu

V. Gia cường vết nứt dầm - Xử Lý Sự Cố Nứt Bê Tông Bằng Phương Pháp Gia Cường Kết Cấu

1. Hàn thêm đai cốt thép để gia cường

Dầm khung một nhà máy sau khi tháo ván khuôn phát hiện nứt nghiêm trọng, chiều rộng vết nứt tới 1mm.
- Nguyên nhân vết nứt, công trình này dùng xi măng xỉ quặng 325 để đó bê tông C23. sau khi đổ bê tông được 11 ngày thì tháo ván khuôn, phía trên đã có tác động của tải trọng thi công. Điều đó đã vi phạm quy định có liên quan trong quy phạm thi công và nghiệm thu Quy phạm quy định nếu khẩu độ dầm > 8m, cường độ mà bê tông cần để tháo dỡ ván khuôn chịu tải trọng phải đạt tới 100% cường độ thiết kế. Công trình này dùng xi măng xỉ quặng để đổ bê tông, ở nhiệt độ bình thường để đạt được cường độ thiết kế thông thường phải cần 25 ngày trở lên, vì vậy tháo dỡ ván khuôn quá sớm là nguyên nhân chủ yếu gây ra nứt, thêm nữa quy phạm quy định sau khi bê tông đạt được cường độ thiết kế mới chịu được toàn bộ tại trong tính toán. Nếu tải trọng thi công lớn hơn tài trong tính toán, phải qua tính toàn kiểm tra, đặt thêm cây chống tạm thời. Trong thi công không tuân theo những quy định này.
- Xử lý vết nứt: dỡ ngay tải trọng thi công, tiếp tục bảo dưỡng bê tông đủ 28 ngày, dùng phương pháp phun vữa sửa vết nứt, sau đó ở đoạn 1,5m ở hai đầu dầm đặt thêm cốt thép gai phi 12 @ 100, sau khi hàn chắc với cốt thép chủ, tiếp tục đổ bê tông.
Sau khi dùng phương pháp này để gia cường, công trình đưa vào sản xuất không có hiện tượng xấu.

2. Bọc ngoài bằng bê tông cốt thép

- Gia cường vết nứt dầm đổ tại chỗ: sàn dạng tấm có sườn của một trường học do chất lượng thi công có vấn đề gây nên vết nứt mặt sàn. Sau khi xử lí bằng cách tăng lớp mặt, làm cho sức chịu tải của dầm không đủ, sinh ra nhiều vết nứt. Vết nứt hai đầu tương đối rộng khoảng 0,5-1,2mm, vết nứt trong nhịp rộng khoảng 0,1-0,5mm, có vết nứt xuyên qua toàn bộ chiều cao dầm. Dùng dầm bê tông cốt thép hình chữ U bọc ngoài để gia cường. Gia cường được thiết kế theo toàn bộ tải trọng do dầm hình chữ U gánh chịu. Dầm hình chữ U phải ngàm sâu vào trong tường để truyền tải trọng của sàn, hoặc dùng cột vách bê tông cốt thép giáp tường làm gối đỡ cho dầm hình chữ U, móng của cột có cần mở rộng hay không phải thông qua tính toán kiểm tra để xác định.
- Gia cường vết nứt dầm đúc sẵn: dầm mỏng bụng của một nhà xường do thiết kế sai (số lượng cốt thép kháng cắt không đủ), đồng thời cường độ thực tế của bê tông không đạt được yêu cầu thiết kế, do đó sinh ra rất nhiều vết nứt, đặc trưng phân bố của các vết nứt rộng hơn 0,2mm. Dùng phương pháp bọc bên ngoài bằng bê tông cốt thép để gia cường. Gia cường tiến hành trong điều kiện không tháo dỡ tấm mái, tiến hành đổ bê tông từ khe hở giữa mặt bên và đỉnh dầm với tấm mái. Sau khi gia cường đưa vào sản xuất nhiều năm, chất lượng tốt.

3. Gia cường bằng bọc thép ở ngoài

- Gia cường dàn nhỏ bằng thép góc đai thép: toàn bộ chiều dài một dầm lớn sân khấu của một câu lạc bộ là 17,5m, khoảng cách thông thuỷ của nhịp là 12m, do bê tông sớm bị đóng băng và thi công vượt tải, làm cho nút nghiêm trọng, chiều rộng lớn nhất của vết nứt là 0,5mm. Công trình này dùng phương pháp gia cường bằng thép đai và thép góc, về cơ bản là: dùng đai và thép góc hàn thành một dần nhỏ, bọc vết nứt của dầm, đồng thời khiến cho lồng đai thép tiếp xúc chặt chẽ với bề mặt bê tông, đảm bảo cùng làm việc, sau đó dùng bê tông đá nhỏ hoặc vữa xi măng cát bọc dàn nhỏ. Sau khi gia cố bằng phương pháp gia cường này đã sử dụng nhiều năm, trình trạng tốt, vết nứt không có thay đổi rõ rệt.
- Gia cường dàn thép: khoảng cách nhịp dầm mái bê tông cốt thép của một công trình là 8m, mặt cắt dầm là 300 x 600mm. Do thiết kế sức chịu tải không đủ và thi công vượt tải (lớp cách nhiệt xỉ quặng ngấm nước mưa), làm nứt nghiêm trọng ở vùng chịu kéo, vết nứt rộng nhất tới 1mm, dài nhất là 450mm, tới 75% chiều cao dầm. Độ võng giữa nhịp tới 70mm, tỉ lệ độ võng/nhịp là 1/114.
Công trình này gia cường bằng phương pháp tăng dàn thép chịu lực thay thế dầm cũ, đáp ứng yêu cầu sản xuất, thi công thuận lợi, sau khi gia cường không có hiện tượng khác thường.
- Gia cường bằng đai thép bản hình chữ U: dầm bê tông cốt thép có khẩu độ là 7m của một công trình do cường độ mặt cắt ngang giữa nhịp không đủ, đã dùng đai thép bản hình chữ U để gia cường. Điểm chính trong gia cường là: hai mặt phía trên và phía dưới của dầm thêm bản thép, đồng thời dùng epoxy resin để dán, cần vặn chặt đai hình chữ U, căng ứng suất trước. Để nâng cao trị số ứng suất trước đã dùng phương pháp: ngâm bu lông và ê cu vào trong nước sôi rồi mới lắp đặt, sau khi nguội tạo nên một trị số ứng suất trước nhất định. Nếu nhiệt độ lắp đặt bu lông là 60°C nhiệt độ cao nhất của dầm mái vào mùa hè là 36°C, ứng suất trước của bu lông sẽ là: 75.6N/mm^2.
Công trình này dùng đai hình chữ U M8, mặt cắt của bu lông là phi 6, lực căng bản thép của bu lông là: N = 4.279N
- Bọc ngoài bằng bản thép để gia cường: Một thanh dầm cầu trục bê tông cốt thép thông thường của một nhà máy, do thi công không cẩn thận xuất hiện vết nứt. Phương pháp xử lý của công trình này là bọc ngoài bằng bản thép. Giữa dầm và bản thép ép vữa không co ngót. Trước khi bọc bản thép, đầu tiên hàn đứng các thanh cốt thép ngắn phía trong bản thép, để tăng lực ma sát giữa vữa và bản thép. Sau khi bọc bản thép, ép vữa không co ngót, cấp phối là xi măng: cát: nước: phụ gia kỵ nước: phụ gia nở là 1: 1: 0,39: 0,01: 0,12. Xi măng mác 600, cát vừa, phụ gia kỵ nước là FDN, phụ gia nở là alum stone. Đợi cho cường độ vữa cát đạt được 70%, vặn chặt bu lông phi 20, ép chặt bản thép, để bản thép, vữa và bê tông cùng làm việc.

4. Keo kết cấu dán bản thép

Dùng keo kết cấu dán bản thép để xử lý vết nứt của dầm, ở nhiều nơi đã đạt được hiệu quả tốt, keo kết cấu thường dùng có keo dán JC-1, JGN của Trung Quốc.
Công trình này dùng phương pháp dán bản thép băng keo IGN để gia cố. Tấm đai gia cường ngoài tăng cường neo bản thép ở vùng chịu kéo, còn có thể nâng cao sức chịu cắt của dầm. Mặt cắt của bản thép gia cường là 150x2.5mm, có ba lớp bản thép ở vùng chịu kéo, chiều dày giảm dần từ giữa nhịp tới gối, để tiết kiệm keo kết cấu và thép hàn.

5. Bố trí thêm thanh kéo ứng suất trước

- Gia cường dầm đúc sẵn: dầm mỏng bụng có nhịp 12m dùng cho sàn của một công trình. dưới tác động của tải trọng sử dụng xuất hiện nhiều vết nứt đứng và vết nứt xiên, chiều rộng vết nứt lớn nhất tới 1mm. Công trình này dùng thanh kéo ứng suất trước kiểu đỡ dưới. Sau khi gia cường, do tác động của thanh kéo, làm cho cấu kiện chịu uốn biến thành cấu kiện chịu nén lệch tâm, ở nút sinh ra lực đỡ làm giảm tại dầm mỏng bụng.
Công trình này sau khi dùng phương pháp trên để gia cường, đo được chiều rộng vết nứt lớn nhất giảm từ 1mm xuống còn 0.7-0.8mm, độ võng giữa nhịp dầm giảm từ 53mm xuống -0,6mm (võng lên), thu được hiệu quả tương đối tốt, đồng thời còn có tác dụng bảo vệ bịt vết nứt.
- Gia cường dầm đổ tại chỗ: một công trình khung, khi thi công trang trí phát hiện chỗ liên kết giữa phần giữa của dầm chính và dầm phụ của một số khung xuất hiện vết nứt, thiết kế yêu cầu dùng thanh kéo ứng suất trước để gia cường.
Khi thi công, đầu tiên dùng khoan chuyên dụng khoan lỗ phi 25 trên dầm, sau đó cắm vào trong lỗ nêm thép có ren hai đầu phi 22, lắp vào thép bản, sau khi lắp đặt ống lồng kéo căng, vặn chặt ê cu, nén chặt thép bản. Sau đó liên kết nêm thép và thép bản bằng hàn điện, đồng thời cắt đi phần thừa đưa ra. Sau khi cố định xong thép bản, hàn chắc hai đầu của hai cốt thép phi 18 dài 40-50mm với thép bản. Lắp đặt thép góc, công cụ kẹp kéo căng, bu lông móc câu, sau đó đồng thời vặn chặt ê cu của bu lông móc câu, kéo hai cốt thép phi 18 xuống phía dưới 40-50mm, sau khi kéo vào vị trí, hàn chắc cốt thép với thép bản. Hàn liên kết phải tiến hành theo từng đoạn, từng lớp, ngăn ngừa nhiệt độ cao làm hỏng bê tông. Sau khi hàn xong, tháo kẹp. Công trình này sau khi dùng phương pháp trên gia cường, được cơ quan thiết kế và kiểm tra chất lượng kiểm tra đạt yêu cầu thiết kế.

Xử Lý Sự Cố Nứt Bê Tông Bằng Phương Pháp Gia Cường Kết Cấu

Xử Lý Sự Cố Nứt Bê Tông Bằng Phương Pháp Gia Cường Kết Cấu

VI. Gia cường vết nứt cột - Xử Lý Sự Cố Nứt Bê Tông Bằng Phương Pháp Gia Cường Kết Cấu

1. Bọc ngoài bằng bê tông cốt thép

Một công trình kết cấu gạch bê tông tầng dưới là nhà để xe, tầng hai là nhà ở. Vì cường độ bê tông của cột không dù và gia cố tăng cường dầm sàn làm tăng trọng lượng bản thân của kết cấu, quyết định bọc ngoài bằng bê tông cốt thép gia cường đối với cột. Dùng bê tông C18, chiều dầy gia cường là 75mm, cốt thép chính là 4 phi 22 + 4 phi 14. cốt đai là phi 8 @250. Đồng thời, vì sau khi gia cường bọc ngoài bằng thép có mặt cắt hình chữ U, dầm có yêu cầu cấu tạo liên kết với cột, mở rộng đầu cột thành dạng mũ cột.

2. Bọc ngoài bằng thép

Cột chống gió của một nhà máy trước khi lắp đặt bị va vào xe ô tô (nứt ba mặt), do thời gian thi công công trình hạn chế, không thể làm lại, mà bọc ngoài bằng thép để gia cường.

Khi thi công gia cường, đầu tiên đục vết nứt, dùng epoxy resin hoặc vữa xi măng cường độ cao đông cứng nhanh sửa chữa vết nứt, trát lớp đệm vữa xi măng mác cao ở bốn góc cột, trước khi đông cứng lắp đặt 4 thép góc L 75 * 10 chiều dài của nó vượt ra bên ngoài vết nút 500mm. Sau đó lắp đặt thanh giằng L 45 * 4 đồng thời hàn điện liên kết với thép góc ở bốn góc. Để tăng cường thép góc và cột cùng làm việc, cũng có thể đục lớp bảo vệ của cột, để lộ cốt thép chủ đồng thời hàn liên kết với thép góc, hiệu quả phương pháp gia cường này càng đáng tin cậy.

Xem thêm các bài viết về xử lý sự cố công trình

>> https://xaydungphucbinhan.com/giai-phap-va-kinh-nghiem/kinh-nghiem-sua-chua-nha/

XEM THÊM

>>> XÂY DỰNG PHÚC BÌNH AN LÀ AI?

>>> DỊCH VỤ THIẾT KẾ NHÀ CHUYÊN NGHIỆP

>>> DỊCH VỤ THIẾT KẾ NỘI THẤT HIỆN ĐẠI

>>> DỊCH VỤ XÂY DỰNG NHÀ TRỌN GÓI

>>> DỊCH VỤ XIN GIẤY PHÉP XÂY DỰNG

>>> DỊCH VỤ SỬA CHỮA NHÀ GIÁ RẺ

>>> DỊCH VỤ THI CÔNG THẠCH CAO HIỆN ĐẠI

>>> DỊCH VỤ THI CÔNG SƠN NƯỚC NHÀ

>>> DỊCH VỤ CHỐNG DỘT MÁI NHÀ

>>> DỊCH VỤ CHỐNG THẤM NHÀ

>>> DỊCH VỤ SỬA CHỮA ĐIỆN NƯỚC


Nếu Quý Khách đang có nhu cầu xây nhà hoặc sửa chữa lại nhà

 

Quý khách hãy nhập thông tin bên dưới và gửi cho chúng tôi, đội ngũ Phúc Bình An sẽ mau chóng phản hồi lại trong vòng 24h.

Chúng tôi rất vui lòng khi nhận được thông tin từ quý vị

Lưu ý: Thông tin quý khách cung cấp càng đầy đủ thì chúng tôi càng có cơ sở để đưa ra phương án tối ưu hơn.

VD: Tôi muốn xây nhà hoặc tôi muốn sửa nhà, v.v...


CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG - THƯƠNG MẠI - DỊCH VỤ PHÚC BÌNH AN

Địa chỉ: 30/3 Kp4, P.An Bình, Biên Hòa, Đồng Nai

Hotline:  0913 696981

Email: xaydungphucbinhan@gmail.com

 


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng