Xử lý khối xây bị nứt
Xử lý sự cố công trình xây
Sự cố công trình xây thường có bốn loại dưới đây:
1. Khối xây bị nứt;
2. Cường độ khối xây không đủ;
3. Khối xây sai lệch vị trí, biến dạng,
4. Khối xây sập đổ cục bộ.
Phương pháp xử lý thường dùng có mấy loại dưới đây:
1. Sửa chữa bề mặt, như chèn lấp vết nứt, ngầm cốt thép vào khe nứt;
2. Hiệu chỉnh biến dạng:
3. Tăng tiết diện khối xây;
4. Phun vữa chèn hoặc gia cường;
5, Xây thêm kết cấu để giảm tải;
6. Thay đổi phương án kết cấu, như: tăng tường ngang, đổi phương án đàn hồi thành phương án cứng, cột chịu lực đổi thành tường chịu lực, kết cấu xây đổi thành kết cấu bê tông:
7. Bao bên ngoài khối xây bằng xi măng lưới thép, hoặc kết cấu bê tông cốt thép, hoặc kết cấu thép;
8. Tăng cường tính toàn khối, như tăng cột cấu tạo, thanh giằng bằng thép
9. Tháo dỡ làm lại.
Xử lý khối xây bị nứt
Khối xây bị nứt
1 Phân biệt tính chất vết nứt
Phân biệt tính chất vết nứt
Vết nứt có cần xử lí hay không và xử lí như thế nào, chủ yếu quyết định ở tính chất và mức độ nguy hiểm của vết nứt. Như, cường độ chịu nén của khối xây không đủ mà sinh ra vết nứt dọc là một trong những đặc trưng quan trọng của cấu kiện đạt tới trạng thái tới hạn, phải nhanh chóng tìm biện pháp gia cố hoặc giảm tải, còn vết nứt nhiệt độ thường gặp, nói chung không nguy hiểm tới an toàn của kết cấu, thông thường không cần gia cố tầng cường. Do đó dựa vào đặc trưng của vết nứt, để phân biệt tính chất khác nhau của vết nứt là rất quan trọng.
Nguyên nhân vết nứt của khối xây thường gặp nhất là sự thay đổi nhiệt độ và lún không đểu của nền. Hai loại nứt này gọi chung là nứt biến dạng.
Vết nứt chịu lực do tải trọng quá lớn hoặc tiết diện quá nhỏ gây ra tuy không gặp nhiều, nhưng tính nguy hiểm thường rất nghiêm trọng. Do thiết kế cấu tạo không tốt, vết nứt do vật liệu hoặc chất lượng thi công kém gây nên tương đối dễ nhận biết, nhưng những trường hợp này tương đối ít gặp. Chính vì vậy ở đây chủ yếu trình bày cách phân biệt tính chất của ba loại vết nứt nói ở trên. Tính toán kiểm tra bằng lí thuyết cũng là một trong những phương pháp phân biệt. Như, dựa theo quy định của quy phạm thiết kế kết cấu khối xây, dùng phương pháp cơ học kết cấu, tính toán kiểm tra ứng suất của khối xây dưới tác động của tải trong có cao quá không đồng thời sử dụng một số thành quả nghiên cứu trong và ngoài nước, tiến hành phân tích tương tự đối với ứng suất nhiệt độ của kết cấu hỗn hợp.
Cuối cùng cần phải chỉ ra rằng: cơ sở và phương pháp phân biệt nêu ở trên chỉ là trường hợp nói chung, khi sử dụng còn cần chú ý phần tích tổng hợp các nhân tỏ, mới có thể thu được kết luận tương đối chính xác.
2. Nguyên tắc xử lí vết nứt
Quy định của quy phạm tiêu chuẩn
- Tiêu chuẩn quốc gia “Quy phạm thiết kế kết cấu khối xây” (GB3-88) không có yêu cầu và quy định rõ rệt đối với vết nứt khối xây, trong mục “Biện pháp chủ yếu ngăn ngừa nứt khối xây", các quy phạm thiết kế trước kia cũng quy định tương tự. Điều cần được lưu ý là thiết kế của rất nhiều công trình phù hợp yêu cầu của quy phạm, nhưng vết nứt khối xây vẫn thường gặp.
- Tiêu chuẩn quốc gia “Quy phạm kiểm định độ tin cậy của nhà xưởng Công nghiệp” (GB140-90), những quy định đối với vết nứt khối xây có cần phải xử lí hay không, quy định như sau:
+ Vết nứt chịu lực: nếu kết cấu hoặc cấu kiện khi xây đã xuất hiện những vết nứt chịu lực rõ rệt như chịu nén, chịu uốn, chịu cắt, phải có biện pháp xử lí.
+ Vết nứt biến dạng: nếu cấu kiện hoặc kết cấu khối xây nứt do nhiệt độ, có ngót, biến dạng và nến lún không đểu, tiêu chuẩn nên xử lí và cần phải xử lí như:
• Kết cấu tường, tường có cột tường: Nên xử lý vết nứt khối tượng tương đối nghiêm trọng, chiếu rộng vết nứt lớn nhất W = 1,5-10mm. Và cần xử lý khối tường nứt nghiêm trọng W > 10 mm.
• Cấu kiện cột độc lập: Nên xử lý có vết nứt, nhưng chiều rộng vết nứt W < 1,5 mm, mà chưa xuyên suốt mặt cắt cột. Và cần phải xử lý cột nứt gãy hoặc lệch vị trí theo chiều ngang.
- Trong “Tiêu chuẩn kiểm định nhà nguy hiểm” của Bộ Xây dựng (C13-86), những quy định có liên quan đến cấu kiện nguy hiểm của khối xây là:
+ Chiều dài vết nứt của khối tượng lớn hơn 12 chiều cao tầng, vết nứt theo chiều đứng có chiều rộng lớn hơn 20mm, hoặc có nhiều vết nứt theo chiều đứng mà có chiều dài lớn hơn 1/3 chiều cao tầng.
+ Khối trường xây dưới gối đỡ dằm có vết nứt rõ rệt theo chiều đứng hoặc thân cột có nhiều vết nứt theo chiều đứng.
+ Lỗ cửa sổ hoặc tường giữa các cửa sổ có những vết nứt đan chéo, vết nứt đứng hoặc vết nứt ngang rõ rệt.
+ Thân cột của khối xây có vết nứt ngang, hoặc có vết nứt đứng thông nhau mà chiều dài vết nứt lớn hơn 1/2 chiều cao của cột.
>>>> Xem thêm
Xử lí sự cố chất lượng công trình cọc đúc sẵn
Xử lý sự cố chất lượng cọc nhồi ống chìm
Nếu Quý Khách đang có nhu cầu xây nhà hoặc sửa chữa lại nhà
CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG - THƯƠNG MẠI - DỊCH VỤ PHÚC BÌNH AN
Địa chỉ: 30/3 Kp4, P.An Bình, Biên Hòa, Đồng Nai
Hotline: 0913 696981
Email: xaydungphucbinhan@gmail.com
Xem thêm