Phương pháp điều tra xử lý sự cố sửa chữa nhà
Phương pháp điều tra xử lý sự cố sửa chữa nhà bao gồm điều tra các mặt khảo sát, thiết kế, thi công, sử dụng, cùng với điều kiện môi trường. Nói chung chia thành ba loại: điều tra sơ bộ, điều tra chi tiết và điều tra bổ sung.
I. Điều tra sơ bộ trong Phương pháp điều tra xử lý sự cố sửa chữa nhà
Nội dung của điều tra sơ bộ bao gồm những nội dung sau:
1. Tình trạng công trình:
Nội dung bao gồm những đặc trưng của hiện trường có công trình (như tình hình khu vực gần công trình, môi trường có bị xâm thực không), đặc trưng chủ yếu của kết cấu công trình, mức độ hoàn thành công trình hoặc tình hình sử dụng công trình khi xảy ra sự cố.
2. Tình hình sự cố:
Thời gian và quá trình xảy ra sự cố, hiện trạng sự cố và số liệu đo được, tình hình phát triển và thay đổi của sự cố từ lúc phát hiện đến lúc điều tra, số người thương vong và tổn thất kinh tế, tính nghiêm trọng của sự cổ (có nguy hiểm tới an toàn của kết cấu hay không), tính bức thiết của sự cố (không xử lý kịp thời có xảy ra những hậu quả nghiêm trọng không), hoặc có cần thiết xử lý sơ bộ sự có hay không.
3. Kiểm tra bản vẽ, tài liệu:
Bản vẽ thiết kế (kiến trúc, kết cấu, điện nước, thiết bị) và bản thuyết minh. các báo cáo khảo sát về địa chất công trình và địa chất thủy văn.
Phương pháp điều tra xử lý sự cố sửa chữa nhà - Điều tra sơ bộ
4. Kiểm tra các tài liệu khác:
- Chứng chỉ xuất xưởng của vật liệu xây dựng, thành phẩm, bán thành phẩm và báo cáo thí nghiệm
- Các sổ ghi chép gốc trong thi công và ghi chép kiểm tra nghiệm thu: như nhật ký thi công, nhật ký đóng cọc, nhật ký thi công bê tông, nhật ký kéo căng ứng suất trước, nhật ký nghiệm thu công trình khuất.
5. Điều tra tình hình sử dụng:
Đối với công trình đã bàn giao sử dụng, phải tiến hành điều tra mục này, nội dung của nó bao gồm điều tra các mục như mục tiêu sử dụng nhà. tải trọng sử dụng, điều kiện xác thực
II. Điều tra chi tiết trong Phương pháp điều tra xử lý sự cố sửa chữa nhà
Điều tra chỉ tiết bao gồm những nội dung sau:
1. Tình hình thiết kế:
Tư cách của đơn vị thiết kế, bản vẽ thiết kế có đầy đủ không, cấu tạo thiết kế có hợp lý không, sơ đồ tính toán kết cấu và phương pháp thiết kế cùng với kết quả có chính xác không.
2. Tình hình nền móng:
Tình hình thực tế của nến, kích thước cấu tạo móng và báo cáo khảo sát, yêu cầu thiết kế có thống nhất không, nếu cần có thể đào để kiểm tra.
3. Tình hình thực tế của kết cấu:
Bao gồm bố trí kết cấu, cấu tạo kết cấu, phương thức liên kết, tình hình cấu kiện và hệ thống chống đỡ.
4. Điều tra các loại tác động lên kết cấu:
Chủ yếu bao gồm điều tra phân tích các tác động và hiệu ứng của nó lên kết cấu, tác động của tổ hợp hiệu ứng, khi cần thiết tiến hành thống kê số đo thực tế.
Phương pháp điều tra xử lý sự cố sửa chữa nhà - Điều tra chi tiết
5. Tình hình thi công:
Bao gồm phương pháp thi công, tình hình chấp hành quy phạm thi công, tiến độ và tốc độ thi công, trong thi công có bị gián đoạn không, thống kê phân tích trị số tài trọng thi công.
6. Quan trắc biến dạng công trình:
Số ghi chép quan trắc lún, sổ ghi chép biến dạng kết cấu hoặc cấu kiện.
7. Quan trắc nứt:
Hình dạng và đặc trưng phân bổ vết nứt, chiều rộng, chiều dài, chiều sâu vết nứt cùng với quy luật phát triển thay đổi của vết nứt
III. Điều tra bổ sung trong Phương pháp điều tra xử lý sự cố sửa chữa nhà
Điều tra bổ sung thường là làm thêm một số công việc: thí nghiệm, kiểm nghiệm, đo, thông thường gồm năm nội dung dưới đây:
1. Đối với nền có hoài nghi:
Phải tiến hành khảo sát bổ sung như tình hình địa chất dưới lớp chịu lực, tình hình địa chất giữa các lỗ khoan khảo sát trong công trình móng cọc.
2. Xác định tính năng thực tế của vật liệu trong công trình như:
Tiến hành thí nghiệm vật lý, phân tích hoá học đối với vật liệu thép, xi măng, lấy mẫu trên kết cấu, kiểm nghiệm cường độ thực tế của bê tông hoặc khối xây, dùng súng bật nẩy, sóng siêu âm và tia chiếu để kiểm tra không phá hoại.
3. Kiểm tra các khuyết tật bên trong kết cấu công trình như:
Dùng búa gõ nhẹ lên mặt ngoài kết cấu để kiểm tra có lỗ rỗng hoặc vỏ dày hay không, đổ nước vào mặt ngoài hoặc các lỗ để sẵn, ống chôn sẵn để kiểm tra bên trong có lỗ rỗng lớn hay không hoặc có thấm nước hay không, đục bỏ bề mặt của khu vực nghi vấn, kiểm tra chất lượng bên trong; dùng máy đo khuyết tật sóng siêu âm đo lỗ rỗng, vết nứt và các khuyết tật bên trong kết cấu
Phương pháp điều tra xử lý sự cố sửa chữa nhà - Điều tra bổ sung
4. Thí nghiệm tải trọng:
Dựa vào thiết kế hoặc yêu cầu sử dụng, làm thí nghiệm tải trọng đối với kết cấu hoặc cấu kiện, kiểm tra sức chịu tải, tính năng chống nứt và biến dạng thực tế.
5. Quan sát trong thời gian dài:
Đối với những khuyết tật đã xuất hiện trong công trình (như nứt, biến dạng) tiến hành kiểm tra quan trắc trong thời gian tương đối dài, để xác định khuyết tật ổn định hay đang tiếp tục phát triển, từ đó tìm quy luật thay đổi phát triển của nó.
Nội dung của điều tra bổ sung khác nhau rất xa tuy theo tình hình công trình và sự cố, Phương pháp điều tra xử lý sự cố sửa chữa nhà nói ở trên là một số vấn đề thường gặp. Kinh nghiệm thực tế cho thấy, rất nhiều sự cố nhờ những tư liệu điều tra bổ sung mới có thể phân tích và xử lý, vì vậy tác dụng quan trọng của điều tra bổ sung không thể xem nhẹ. Nhưng các hạng mục điều tra bổ sung tốn kém công sức và tiền của nên chỉ khi những tư liệu đã điều tra chưa đủ để phân tích, xử lý sự cố, mới tiến hành điều tra bổ sung một số hạng mục cần thiết.
XEM THÊM
>>> DỊCH VỤ SỬA CHỮA NHÀ CHẤT LƯỢNG GIÁ TỐT NHẤT
>>> XÂY DỰNG PHÚC BÌNH AN LÀ AI?
>>> CÁC DỊCH VỤ HOT NHẤT CỦA XÂY DỰNG PHÚC BÌNH AN
>>> NHỮNG ĐIỀU CHÚ Ý TRONG SỬA CHỮA NHÀ XỬ LÝ SỰ CỐ SẬP ĐỔ CỤC BỘ
Nếu Quý Khách đang có nhu cầu xây nhà hoặc sửa chữa lại nhà
CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG - THƯƠNG MẠI - DỊCH VỤ PHÚC BÌNH AN
Địa chỉ: 30/3 Kp4, P.An Bình, Biên Hòa, Đồng Nai
Hotline: 0913 696981
Email: xaydungphucbinhan@gmail.com
Xem thêm